Ăn dặm là một bước ngoặt mới trong cuộc đời của con, khi bắt đầu tiếp xúc với các thực phẩm từ môi trường bên ngoài không phải sữa mẹ. Vì thế cách nấu cháo ăn dặm ngon cho bé sẽ quyết định đến sự thèm ăn, khả năng tăng trưởng chiều cao cân nặng và trí tuệ của trẻ.
Mỗi một giai đoạn trong cuộc đời trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và khả năng xử lý thức ăn khác nhau. Vì vậy, cách nấu cháo ăn dặm cho bé 5 tháng sẽ khác với bé 7 tháng hay 1 năm. Cùng tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng các cách chế biến theo từng giai đoạn của trẻ nhé:
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Theo tổ chức Y tế thế giới, độ tuổi ăn dặm được khuyến cáo là từ khi được đủ 6 tháng tuổi trở lên. Đối với các bé đã được 5,5 tháng mà có các biểu hiện như: Thèm và háo hức với các thức ăn của người lớn, có thể ngồi vững trong ghế ăn dặm,… thì có thể cho ăn từ thời điểm này. Không cho trẻ ăn dặm trước 5,5 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, vị giác và dinh dưỡng của cơ thể.
Cách nấu cháo cho bé mới ăn dặm khoa học là bạn cho trẻ ăn ngọt trước. Nghĩa là chỉ xay cháo trắng, rau củ luộc hoặc hấp lên rồi xay nhuyễn. Không cho bé ăn chất đạm, thịt, cá, trứng… không dùng muối nêm.
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi
Lúc này trẻ đã trải qua hơn 1 tháng tập ăn dặm, bạn bắt đầu chuyển qua thức ăn mặn, nghĩa là thức ăn có đạm, thịt, tôm… Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi là bạn hầm cháo trước, sau đó hấp thịt chín, xay nhuyễn. Làm tương tự với rau, cho vào cháo quấy vừa đủ sôi rồi chờ nguội cho bé ăn.
Ăn mặn nghĩa là ăn đạm chứ không phải ăn mắm muối, trẻ trong giai đoạn này không cho muối vào cháo hay thức ăn của trẻ. Tùy khả năng xử lý thức ăn, bạn có thể xay nhưng nên hầm nhừ là trẻ xử lý tốt.
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé Từ 9 – 12 tháng tuổi
Sau 9 tháng, bé có thể ăn các món như người lớn, chỉ khác cách chế biến. Các nhóm đồ tanh như cá, lươn, cua, ghẹ,… bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn vào thời điểm này. Cách nấu cháo ăn dặm ngon cho bé là bạn hấp sơ các đồ tanh, nếu có thể xào qua 1 chút với dầu oliu sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn.
Thời điểm này, ngoài cháo, bạn có thể tập có bé cầm rau củ luộc hoặc thịt hầm nhừ để tự ăn. Bé sẽ có phản xạ nhai và nuốt tốt hơn.
Sau 12 tháng
Nếu bé vẫn thích ăn cháo, bạn nấu cháo tương tự như giai đoạn sau 9 tháng, độ đặc tăng dần, độ cứng tăng dần, và lúc này bạn có thể thêm chút mắm vào đồ ăn để kích thích vị giác của con rồi nhé.
Ngoài ra, bạn nên tập cho bé ăn 1 bữa cơm mõi ngày để bé có phản xạ nhai nuốt. Bé ăn thô sớm sẽ xử lý thức ăn tốt hơn. Khi nhai thức ăn, miệng sẽ tiết ezym tiêu hóa giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn.
Nấu cháo ăn dặm đúng cách vừa đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ, vừa giúp trẻ có niềm hứng thú với thức ăn. Vì vậy, các mẹ nên tham khảo để trẻ luôn cảm thấy bữa ăn là niềm vui và phần thưởng chứ không phải sự ép buộc mẹ nhé.
Tags: Tin tức