Khi người thân trong gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp bị mắc sốt xuất huyết, bạn cũng không khỏi đứng ngồi không yên vì sợ lây bệnh như hàng nghìn ca lây nhiễm khác. Vậy thực sự virus sốt xuất huyết lây qua những con đường nào? Liệu tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm bệnh có bị sốt xuất huyết không?
1. Sốt xuất huyết lây qua muỗi nào?
Như chúng ta đều biết, bệnh sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt. Tuy nhiên, không phải muỗi nào cũng có khả năng truyền bệnh, mà chỉ có muỗi vằn mới có thể mang virus dengue. Sau khi chích hút máu người bệnh, chúng mang virus dengue trong mình suốt đời, và virus không ngừng nhân lên qua tuyến nước bọt của chúng. Vì vậy, một con muỗi vằn có bệnh thường truyền được được bệnh cho rất nhiều người khỏe mạnh khác.
Virus dengue cũng lây qua đường sinh đẻ của muỗi. Khi muỗi mẹ mang mầm bệnh, chúng vẫn sinh sản bình thường, và virus gây bệnh có trong trứng của muỗi. Khi chúng phát triển thành muỗi con vẫn có khả năng gây bệnh tương tự như muỗi mẹ.
2. Sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?
Nhiều người e ngại khi tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết cũng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Bởi cứ bệnh nào bùng phát thành dịch lớn đều khiến cho người khỏe mạnh lo sợ như vậy. Tuy nhiên, đây là bệnh chỉ lây qua đường huyết chứ không lây qua hô hấp. Vì vậy, ngay cả khi bạn ở bên người bệnh, chăm sóc người bệnh nhiều ngày mà không bị muỗi gây bệnh đốt, thì bạn cũng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm bệnh.
3. Sốt xuất huyết có lây qua ăn uống không?
Ở những nơi công cộng, đôi khi không tránh được việc ăn chung thìa, đũa, cốc với nhiều người khác nhau. Nếu không may trong số đó có người nhiễm sốt xuất huyết mà chưa được phát hiện, thì bệnh cũng sẽ không lây cho người lành thông qua đường ăn uống bạn nhé. Vì vậy, bạn cũng không cần thiết phải tránh xa người bệnh. Sốt xuất huyết cũng không lây qua đường nước bọt.
4. Sốt xuất huyết có lây từ mẹ sang con không?
Nhiều mẹ bầu nhiễm sốt xuất huyết thường đứng ngồi không yên vì lo lắng bệnh truyền cho con. Thực ra, khi bé ở trong bụng mẹ cũng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều do trong quá trình xuất huyết làm cho thể trạng cả mẹ và con yếu đi. Trong giai đoạn đầu mang thai, sốt xuất huyết có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lưu thai. Tuy nhiên, vẫn có những mẹ bầu mắc sốt xuất huyết và đứa trẻ an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn hãy yên tâm điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ nhé.
5. Sốt xuất huyết có lây qua sữa mẹ?
Mẹ đang cho con bú mà mắc sốt xuất huyết, vẫn hoàn toàn có thể cho bé bú được bình thường. Tuy nhiên, việc cho bé bú có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, bởi trong giai đoạn ăn được ít, mấy máu nhiều mà mẹ cho bé bú thường xuyên có thể mệt mỏi cao độ. Vì vậy, tùy sức khỏe của mình mà mẹ có thể quyết định cho nên cho bé bú mẹ bình thường hay cắt bớt cữ sữa cho bé nhé.
>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
6. Các giai đoạn lây bệnh sốt xuất huyết
Người bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua nhiều giai đoạn như ủ bệnh, sốt, hạ sốt – giảm tiểu cầu, phục hồi. Nếu muỗi vằn chích người bệnh trong giai đoạn sốt, đây là giai đoạn có thể lây virus dengue sang người muỗi và truyền cho những người lành khác. Vì vậy, hầu hết những người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện đều được cách ly sang khu vực khác để tránh lây nhiễm tràn lan cho những người lành.
7. Sốt xuất huyết sau bao lâu thì hết lây?
Sau giai đoạn sốt từ 3 – 5 ngày, người bệnh không còn khả năng truyền nhiễm virus dengue cho người khác thông qua muỗi nữa. Tuy nhiên, muỗi vằn trong tự nhiên sinh sôi và truyền bệnh rất nhanh, vì vậy, ngay cả khi trong nhà hay cơ quan không còn ai có khả năng lây truyền sốt xuất huyết, thì việc phòng bệnh vẫn cần được đề cao hết sức bạn nhé.
Bệnh sốt xuất huyết thường khiến cho người bệnh mệt mỏi và để lại những hậu quả xấu như miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh lý khác liên tục trong thời gian ngắn, suy gan, tóc rụng, tóc bạc, da dẻ xấu đi…. Vì vậy, để tránh sốt xuất huyết, bạn hãy tạo thói quen xông tinh dầu sả chanh GT thường xuyên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé.
Tags: Tin tức